Chất liệu ghế thư giãn được yêu thích hiện nay

Ngày đăng: 09/01/2021

Ghế thư giãn được kết hợp giữa trạng thái nằm và ngồi trên cùng một sản phẩm. Đây là loại ghế giúp nâng đỡ tối đa lưng và cột sống của bạn mà không cần có hệ thống nâng, xoay phức tạp.

Trên thị trường hiện nay ghế thư giãn được sử dụng nhiều chất liệu như: da, vải nỉ, gỗ,... Mỗi chất liệu đều có những ưu, nhược điểm khác nhau gây khó khăn cho bạn lựa chọn ghế thư giãn cho căn phòng. Bài viết dưới đây, Nội thất Fplus sẽ đưa ra những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu sâu hơn chất liệu của ghế thư giãn cao cấp, từ đó đưa ra quyết định chọn mẫu ghế phù hợp với không gian nhà mình.

 

1. Ghế thư giãn da

 

Ghế thư giãn da không chỉ mang lại nét đẳng cấp, sang trọng cho không gian nhà bạn mà còn giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời.

 

Chất liệu ghế thư giãn được yêu thích hiện nay

Ghế thư giãn chất liệu da thật

 

Ưu, nhược điểm của chất liệu da thật

 

Ưu điểm

  • Da thật không dễ bị xước, rách.
  • Độ bền, độ đàn hồi cao.
  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Ít bị mòn, bền màu lâu dài.
  • Tạo cảm giác mát vào màu hè, ấm vào mùa đông.

Nhược điểm

  • Màu sắc hạn chế, thiết kế đơn giản.
  • Khó khăn trong việc bảo quản và làm vệ sinh.
  • Giá thành cao.

 

Ưu, nhược điểm chất liệu giả da

Chất liệu ghế thư giãn được yêu thích hiện nay

Ghế thư giãn chất liệu giả da

 

Da giả được sản xuất với công nghệ nhuộm nhựa, phủ nhựa lên vải dệt để tạo thành sản phẩm.

 

Ưu điểm

  • Giả da không thấm nước, mềm và dẻo hơn chất liệu da thật.
  • Dễ dàng vệ sinh.
  • Kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú.
  • Giá thành rẻ.

 

Nhược điểm

  • Tuổi thọ và độ bền thấp. Nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị bong tróc, nổ da và bị bạc màu sau 1 thời gian sử dụng.
  • Độ bóng và tính thẩm mỹ của giả da kém hơn da thật.

 

2. Ghế thư giãn gỗ tự nhiên

 

Ghế thư giãn gỗ là đồ nội thất mang phong cách cổ điển nhưng được cải tiến từ gỗ truyền thống kèm đệm nỉ/da để mang hơi hướng hiện đại. Các chất liệu phổ biến được dùng sản xuất ghế gỗ thư giãn là các loại gỗ tự nhiên như: gỗ sồi, hương xám, óc chó,… an toàn cho sức khỏe người sử dụng và có độ bền cao.

 

Ưu điểm

  • Độ bền cao.
  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

Nhược điểm

 

Vì những ưu điểm nổi trội trên thì ghế gỗ thư giãn có giá thành cao hơn hẳn so với những loại ghế thư giãn chất liệu khác.

 

3. Ghế thư giãn vải nỉ

 

Nỉ là sự kết hợp giữa chất liệu vải và len. Bề mặt của chúng được bao phủ bởi một lớp lông ngắn và mượt. Vải nỉ tạo cho người ngồi cảm giác thoải mái, dễ chịu và ấm áp.

Chất liệu ghế thư giãn được yêu thích hiện nay

Ghế thư giãn chất liệu vải nỉ

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ.
  • Chất liệu nỉ bền, không lo bị nổ, dễ rách như da.
  • Dễ tháo rời để giặt khi cần làm vệ sinh.
  • Chất liệu nỉ mềm mại êm ái tạo cho người ngồi cảm giác ấm áp vào mùa đông.
  • Màu sắc và hoa văn đa dạng phù hợp với nhiều dạng thiết kế không gian phòng khác nhau.

Nhược điểm

  • Dễ bị thấm nước và dễ bị bám bụi.
  • Vào mùa hè, ghế thư giãn chất liệu nỉ gây cảm giác bí nóng, khó chịu do khi sử dụng bị hấp thụ nhiệt.

 

4. Ghế thư giãn vải nhung

 

“Mềm mại, ấm áp” chính là cảm giác mà chất liệu vải nhung mang lại cho người dùng.

 

Chất liệu ghế thư giãn được yêu thích hiện nay

Ghế thư giãn F-1033 chất liệu vải nhung cao cấp

Ưu điểm

  • Chất liệu nhung có mức giá trung bình phù hợp với kinh tế của mọi gia đình.
  • Màu sắc, hoa văn đa dạng. Thiết kế khá sang trọng và lịch sự.
  • Tạo cảm giác dễ chịu, êm ái, ấm áp cho người sử dụng.

 

Nhược điểm

  • Dễ bám bụi chính là nhược điểm lớn nhất của chất liệu vải nhung. Vì thế bạn cần phải vệ sinh hàng ngày để đảm bảo ghế luôn sạch sẽ, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu tới hô hấp nhất là với trẻ nhỏ hoặc người mắc chứng dị ứng.
  • Gây nóng, bí bách do chất liệu vải nhưng hấp thụ nhiệt.

 

Hy vọng bài viết trên của Nội thất Fplus đã giúp các bạn hiểu được phần nào về các chất liệu dùng để sản xuất ra ghế thư giãn hiện nay. Mọi thắc mắc về ghế thư giãn hay các sản phẩm đồ nội thất văn phòng khác, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline 0966.336.816 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

 

Xem thêm bài viết: " Những sai lầm mắc phải khi lựa chọn ghế thư giãn "

 

BTV Hiền Phạm

chat zalo
Chat Zalo
chat facebook
Chat Facebook
CHAT