Lưu ý 5 điều này sẽ giúp những chiếc ghế chờ văn phòng như mới!

Ngày đăng: 22/07/2020

Người xưa đã nói " Của bền tại người". Với những chiếc ghế chờ công ty, việc giữ vệ sinh ghế để chúng luôn sạch như mới không quá khó khăn như bạn tưởng. Lưu ý 5 điều dưới đây mà Nội thất Fplus mách bạn nhé!

 

Ghế chờ văn phòng thường là dòng ghế có thiết kế đẹp với chất liệu bọc da hoặc nỉ tuỳ theo. Các thiết kế này giúp tôn thêm vẻ long lanh của sảnh chờ công ty và tối ưu ấn tượng thị giác của khách hàng đến thăm văn phòng của công ty bạn.

 

 

Ghế phòng chờ F-A085

 

Để sản phẩm ghế chờ văn phòng bọc nỉ và da giữ được độ bền và đẹp, bạn nên tránh ngồi lên khi trên người có mồ hôi, nước hoặc bụi đất...Khi sử dụng ghế, với những chiếc ghế có phần đệm rời, bạn nên lưu ý thường xuyên quay đầu đệm để phần chịu lực ép phân bố đều cho cả chiếc đệm. dọn vệ sinh thường xuyên. Thông thường ghế chờ văn phòng gồm 2 phần chính:

 

- Khung chân ghế là gỗ hoặc sắt sơn tĩnh điện.

- Đệm và lưng ghế làm việc được bọc bằng nhiều loai chất liệu khác nhau: nỉ, lưới, da…

Cha ông ta có câu “của bền tại người”, với mỗi loại chất liệu khác nhau, người sử dụng cần bảo quản đúng cách thì sản phẩm mới có thể dảm bảo được độ bền và vẻ đẹp theo thời gian. 5 lưu ý này sẽ giúp chiếc ghế chờ công ty sạch như mới dù đã nhiều năm sử dụng.

 

Bảo quản bề mặt ghế văn phòng bọc nỉ

 

bảo quản ghế chờ sạch như mới

 

- Theo định kỳ, mỗi tuần bạn nên làm sạch bụi một lần, chú ý làm sạch bụi kẹt ở các sợi vải nỉ.

- Để sản phẩm ghế làm việc văn phòng bọc nỉ giữ được độ bền và đẹp, bạn nên tránh ngồi lên khi trên người có mồ hôi, nước hoặc bụi đất...

- Khi sử dụng ghế, với những chiếc ghế chờ có phần đệm rời, bạn nên lưu ý thường xuyên quay đầu đệm để phần chịu lực ép phân bố đều cho cả chiếc đệm.

- Nếu chẳng may ghế bọc nỉ bị dính bẩn, bạn có thể dùng khăn sạch thấm nước để lau, nên lau từ xung quanh vết bẩn vào bên trong để tránh để lại vết trên bề mặt.

- Tất cả những phần vải, nỉ hay đăng- ten của ghế đều nên giặt khô, không được giặt nước và tuyệt đối không được tẩy trắng.

- Nếu chẳng may phát hiện ra một đầu chỉ nào đó trên bề mặt nỉ bị tuột ra, tuyệt đối không nên dùng tay để bứt nó ra bạn nhé, hãy dùng kéo cắt gọn nó đi là được.

- Trước khi cố gắng xóa vết bẩn trên mặt vải bằng dung dịch tẩy rửa, lời khuyên trước tiên là bạn cần kiểm tra mức độ phù hợp của dung dịch tẩy rửa đối với chất liệu vải bằng cách thử nghiệm trên vị trí khuất, khó nhìn thấy nhất sản phẩm.

 

Bảo quản bề mặt ghế chờ văn phòng bọc da

 

Ghế phòng chờ F-A132

 

Ghế chờ văn phòng chất liệu da thường được sử dụng cho các văn phòng 5 sao cao cấp do đó từ giá tiền đến chất liệu ghế cũng thuộc hàng đẳng cấp. Để bảo quản ghế chờ văn phòng da, bạn lưu ý:

 

- Hàng tuần bạn nên lau chùi cho ghế da: lấy khăn bông sạch thấm nước sau đó vắt khô rồi lau nhẹ nhàng vài lần lên bề mặt da. Không đặt ghế ở những nơi có ánh nắng trực tiếp rọi vào. Khoảng cách từ ghế da đến các nguồn phát nhiệt hoặc ổ cắm điện phải từ 10 đến 20 cm để đảm bảo an toàn.

 

- Không kéo ghế da quá mạnh tay. Nếu trên bề mặt có vết bẩn, bạn hãy dùng tấm mút sạch, ẩm thấm vào chất tẩy rửa chuyên dụng để lau. Trường hợp bạn chẳng may làm đổ đồ uống lên bề mặt ghế da, hãy nhanh chóng lấy khăn sạch hoặc miếng mút sạch thấm khô chất lỏng, sau đó dùng khăn ẩm để lau. Nên để chỗ vừa lau tự khô, tuyệt đối không được dùng máy sấy để làm khô vì hơi nóng từ máy sấy sẽ làm da khô giòn, nhanh bị hỏng.

 

 

Xem thêm bài viết: " 5 bước vệ sinh ghế sảnh chờ cực đơn giản"

 

Bảo quản khung chân ghế bằng gỗ

 

Ghế phòng chờ/ghế sảnh chờ/ghế cafe F-S006-2

 

Hiện tượng mối mọt là hiện tượng thường xuyên xảy ra với những sản phẩm nội thất khi bạn đã sử dụng trong một thời gian dài. Để khắc phục được tình trạng mối mọt trước hết bạn nên lựa chọn vị trí đặt ghế ở nơi khô ráo, có thể sử dụng máy hút ẩm. Cũng không nên đặt ghế ở nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp bởi đồ gỗ nếu đặt thời gian dài ngoài trời nắng sẽ dẫn tới hiện tượng cong vênh, nguyên nhân là bởi trong ánh nắng mặt trời có tia cực tím.

 

Để ghế không bị trầy xước, khi sử dụng hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp những vật dụng dễ gây trầy xước như chén, bát, đồ kim khí...  Để ghế luôn mới trong quá trình sử dụng bạn nên sử dụng dầu bóng để đánh bóng bề mặt gỗ và các chi tiết khác của ghế. Số lần đánh bóng nên từ 3-4 lần trong một năm.

 

Đến ngay Nội thất Fplus để tìm thấy dòng ghế chờ văn phòng đỉnh cao phong cách thiết kế, chất lượng hoàn hảo và chế độ bảo hành dài vô tận cho văn phòng của bạn.

chat zalo
Chat Zalo
chat facebook
Chat Facebook
CHAT