Trong mùa dịch ập tới bất ngờ, các chủ doanh nghiệp đã bao giờ giật mình - bật dậy thẫn thờ giữa đêm?? Tiền mặt bằng, lương nhân viên, chuyên gia, tiền hàng hóa… mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng… khiến xã hội lo lắng, nhà nhà lo lắng, người người lo lắng… và luôn phải dõi theo diễn biến từng giờ, từng phút, từng giây,…đi đâu, đến đâu và ở bất cứ nơi nào…tất cả đều nói về Covid-19, và nói đến chuyện đóng cửa của hàng loạt DN chuyên về du lịch, nhà hàng, khách sạn….còn tôi và các bạn???
Với 22 ngày, trời yên bể lặng chúng tôi đã thấy “có chút lóe sáng cuối đường hầm”, xong nó đã bị dập tắt cho đến khi "bệnh nhân 17" xuất hiện và đại dịch Covid-19 lại ào đến… không lường trước….
Chắc chắn một điều: TÔI không phải là doanh nghiệp duy nhất ở Hà Nội phải đón nhận cú sốc từ sự xuất hiện của "bệnh nhân 17" ấy. Trên mạng xã hội, trên các trang báo, trên truyền thông trực tuyến,….sau những lời bình phẩm, những lời comment, những lời nhắn nhủ…, nhưng nói thật một điều rằng, DN nhỏ như tôi còn thấy chao đảo mỗi ngày nói chi đến các DN đã và đang nhìn thấy rõ mồn một là nó đang bay hơi cả gia tài từng ngày - mà không biết phải làm gì giữ chúng,…
Doanh nghiệp Fplus của tôi là DN chuyên nhập khẩu trực tiếp và phân phối hàng hóa về nội thất văn phòng (có xuất xứ 100% từ các nước: Italya, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc,…) cũng chưa đến nỗi nào, DN vẫn đủ lượng khách đặt hàng hóa - Hợp đồng vẫn ra vào tương đối trong tháng 2 và đầu tháng 3. Nhưng khi đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc/Hàn Quốc/Italya phải đóng lại, mọi thứ cũng bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Nguồn hàng hóa đều đã không thể nhập về. Đơn hàng bị treo, thậm chí bị đền. Mọi tin nhắn Wechat/whatsap/line,… đều không hồi đáp. Trung Quốc tê liệt, Hàn Quốc phong tỏa cả tỉnh, Italy phong tỏa cả nước... người lao động không đi làm. Các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa không thiết tha. Giao thông bị bế quan toả cảng. Khách mùa dịch đã ít dần, hàng hoá tại nhà máy sản xuất chưa quay trở lại.
Có những đêm, cả 2 vợ chồng cùng thức để tìm giải pháp. Bản thân tôi cũng ngồi viết quảng cáo, content,…nhưng mọi thứ vẫn rơi vào thinh không vì đâu đâu người ta cũng nói về Covid-19, về khẩu trang, về nước rửa tay sát khuẩn về cách phòng chống-cách ly…. Vẫn là khách hàng hôm qua nhưng hôm nay họ chẳng xuýt xoa với những bộ bàn ghế đẹp - sang - chảnh - xuất xứ chuẩn, những phối cảnh văn phòng làm việc hoa lệ khi họ đi qua… mà giờ họ qua chúng tôi với đủ mọi sợ hãi với Covid-19. Covid-19 khiến người ta nhìn nhau e dè/sợ sệt/lo lắng cho tương lai….quả là thuyết phục khách hàng chốt sale ngày thường đã khó, ngày dịch dã trở nên hoàn toàn vô vọng.
Như bao doanh nghiệp khác, DN tôi vẫn nỗ lực mỗi ngày vì chúng tôi biết: sau lưng mỗi nhân viên là cả một gia đình của họ, cắt giảm nhân sự ở cái thời dịch dã này thực sự là một thứ xót xa, rồi đàm phán với chủ nhà cho thuê để giảm-giãn tiền nhà, rồi phải đi kêu gọi các Đại lý trước nay vẫn phân phối hàng hóa của mình, xem còn hàng - thu gom trở lại để cấp cho dự án…mong đủ để không bị phạt Hợp đồng… và trong tôi vẫn nghĩ, nên hay không nên trong lúc này các doanh nghiệp trong cùng hệ sinh thái cũng có thể cùng nhau ngồi lại để bắt tay nhau tạo ra nhiều hợp tác xã hơn thay vì mỗi doanh nghiệp đổ ra cả đống tiền tìm kiếm khách hàng – trong bối cảnh nhiều người đang tự cách ly với xã hội - sao không cùng nhau phục vụ tốt nhất cho những khách hàng của nhau bằng dịch vụ, sản phẩm tốt hơn nữa trong nỗi sợ đã khiến nhiều người đảo lộn ưu tiên trong cuộc sống thường ngày.
Hình ảnh Virut Corona
Covy ai chẳng sợ, ai chẳng nghe, ai chẳng nói,…nhưng chắc chắn một điều rằng chúng ta đều biết biểu hiện của chúng là gì và các nhà khoa học cũng đã "vẽ mặt" chúng ra một cách chi tiết, không còn gì là bí ẩn nữa. Chúng ta có thể phát hiện ra nó, chúng ta có thể tiêu diệt nó trước khi nó xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. 16/16 ca nhiễm đầu tiên ở Việt Nam đều đã được chữa khỏi. Đã có hơn 8 dự án nghiên cứu vaccine nhằm đối phó với Covid-19. Hơn 80 thử nghiệm lâm sàng... quá nhiều tin tốt, sao ta vẫn để nỗi sợ chi phối mọi hành vi?
Qua đây, tự trong tôi có một niền tin mãnh liệt rằng: doanh nghiệp nào vượt qua được mùa dịch này doanh nghiệp đó sẽ mạnh hơn rất nhiều và quan hệ giữa sếp với nhân viên sẽ được cải thiện rõ rệt. Sự trung thành hôm nay sẽ tạo ra một nhân viên giỏi ngày mai. Tôi tin, những ngày dịch như này sẽ tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ.
Bệnh nhân thứ 17 dạy cho cộng đồng và cho cả chính các doanh nghiệp một bài học không thể rõ hơn về trách nhiệm cá nhân với cộng đồng. Một người thiếu trách nhiệm sẽ gây khủng hoảng diện rộng thế nào với cộng đồng, với xã hội?
Bài viết khác