Khi ngồi trên ghế giám đốc, nhân viên văn phòng trong một thời gian dài, xu hướng tự nhiên của hầu hết mọi người là trượt lên hoăc xuống ghế, và tư thế này có thể kéo căng các cơ, đĩa đệm và các cấu trúc xung quanh trong xương sống. Theo thời gian, tư thế ngồi sai có thể làm hư hại cấu trúc xương dẫn tới thoái hóa và phát tác một số bệnh như đau vai gáy, đau đốt sống cổ, nhức mỏi mắt…
Sau đây là một số phương pháp chỉnh ghế ngồi cho nhân viên văn phòng hợp lí nhất mà công ty Nội thất F+ chúng tôi tích lũy được:
Đùi: Kiểm tra xem các ngón tay ở phía dưới đùi, nếu bạn có thể di chuyển các ngón tay này dễ dàng là vừa đủ. Nếu quá chặt thì cần thêm đế kê chân, nếu quá rộng thì cần chỉnh lại độ cao của mặt bàn cho phù hợp.
Bắp chân: Ngồi tựa sát vào ghế, thử đưa nắm đấm của bạn vào giữa phần sau bắp chân và phần trước của ghế, nếu bạn không thể làm việc đó dễ dàng thì chiếc ghế của bạn quá sâu, bạn cần chỉnh lại tựa lưng về phía trước (thường là độn thêm gối).
Khuỷu tay: Ngồi môt cách thoải mái và gần bàn làm việc nhất có thể sao cho phần trên của cánh tay song song với xương sống. Đặt hai bàn tay của bạn trên mặt phẳng làm việc như mặt bàn hay bàn phím máy tính. Nếu các khuỷu tay không tạo thành góc 90 độ, điều chỉnh chiều cao của ghế giám đốc văn phòng lên cao hoặc xuống thấp.
Tựa lưng: Tựa phần thắt lưng sau cho lưng bạn giữ thẳng, tránh đẩy ra trước hay uỡn ra sau quá mức sẽ dễ gây mỏi khi ngồi lâu.
Tầm mắt: nhắm mắt lại, và sau đó từ từ mở mắt ra, ánh mắt bạn nên đang nhắm thẳng vào trung tâm của màn hình máy tính. Nếu vị trí hiển thị là quá cao hoặc quá thấp, bạn sẽ cần phải được điều chỉnh cho phù hợp để giảm căng thẳng cơ bắp cổ.
Cuối cùng, bạn phải biết rõ rằng ngồi cả ngày không tốt cho sức khoẻ và sẽ gây ra những căng thẳng không đáng có. Bạn hãy đi lại, duỗi chân và cơ thể. Tốt nhất bạn nên làm nhiều việc hơn để không bị giới hạn vào những việc chỉ yêu cầu ngồi một chỗ.
Xem thêm: " Tư vấn cách chọn ghế lãnh đạo nhập khẩu chuẩn nhất "
Bài viết khác